Thứ Ba, 13 tháng 8, 2019

ENVIDATA 1801 Datalogger truyền nhận dữ liệu quan trắc tự động

Thiết bị truyền nhận dữ liệu quan trắc tự động – datalogger phù hợp với quy định kỹ thuật tại Thông tư 24 của Bộ TN&MT. Sử dụng cho trạm quan trắc nước thải tự động, khí thải tự động truyền dữ liệu quan trắc về Sở TN&MT theo quy định.

Mô tả

Hãng sản xuất: Inventia
Xuất xứ: Ba Lan
Model: Envidata 1801
Dữ liệu được truyền về trung tâm có khoảng thời gian truyền theo yêu cầu của khách hàng (1 phút, 5 phút, 10 phút, 15 phút hoặc 20 phút/lần…hoặc theo sự kiện), hỗ trợ thẻ nhớ SD lên đến 64GB
Khả năng kết nối với 6 ngõ vào analog (4-20mA) của các thiết bị đo
Có 12 ngõ ra số sử dụng cho mục đích điều khiển (tín hiệu 24VDC), có thể sử dụng làm ngõ vào số
Có 16 ngõ vào số đa năng (có thể dùng đếm xung 250 Hz)
Có cổng kết nối Ethernet/ Modbus TCP master/slave
Kết nối RS485/RS232 Modbus RTU master/slave với các thiết bị ngoại vi
Cho phép mở rộng khả năng kết nối sau này
Làm việc với các tần số GSM 850/900/1800/1900 MHz
Có chức năng truyền nhận dữ liệu qua GPRS, 2 SIM
Chức năng gửi dữ liệu qua ftp (file text / csv theo yêu cầu của chính phủ Việt Nam)
Chức năng gửi tin nhắn SMS đến 32 số điện thoại khác nhau theo sự kiện yêu cầu
Gắn đồng thời 2 sim 3G (1 chạy, 1 dự phòng) đảm bảo đường truyền dữ liệu không bị gián đoạn
Tích hợp tính năng hiển thị trực tiếp lên màn hình HMI OLED graphic display (128×64 pixels), không cảm ứng
Có khả năng tự động gửi tin nhắn SMS cảnh báo

Chủ Nhật, 11 tháng 8, 2019

Nâng cấp trạm quan trắc nước thải tự động như thế nào?

Trạm quan trắc nước thải tự động được quy định tại Nghị định 40/2019/NĐ-CP, Thông tư 24/2017/TT-BTNMT và một số văn bản pháp luật liên quan. Kể từ 2009 đến nay, các quy định về trạm quan trắc nước thải có nhiều thay đổi, điều chỉnh để hoàn thiện. Chính vì vậy, các trạm quan trắc nước thải tự động được lắp đặt ở các thời điểm trước đây, sẽ không đáp ứng hoàn toàn các quy định hiện hành.

Dựa trên thực tế đó, bài viết này phân tích các trường hợp chưa hoàn thiện và đề xuất những nội dung giúp hoàn thiện trạm quan trắc nước thải tự động để đáp ứng những quy định hiện hành.

Trạm quan trắc nước thải tự động đáp ứng các quy định hiện hành, khi đáp ứng được các nội dung về:
  1. Đối tượng lắp đặt
  2. Thành phần cơ bản của trạm quan trắc nước thải
  3. Chỉ tiêu quan trắc tự động
  4. Hệ thống hút mẫu và thải bỏ mẫu
  5. Camera giám sát
  6. Máy lấy mẫu nước thải tự động
  7. Bộ lưu điện, báo khói, báo cháy
  8. Thiết bị truyền nhận dữ liệu (Datalogger)
  9. Hiệu chuẩn, kiểm định, RA test
  10. QA/QC và hồ sơ trạm quan trắc
Hãy tham khảo các nội dung chi tiết ở bên dưới


TRẠM QUAN TRẮC LẮP MỚI THEO NGHỊ ĐỊNH 40/2019/NĐ-CP
  • Chủ nguồn thải có công suất từ 500 m3/ngày đêm
  • Chỉ tiêu pH, nhiệt độ, TSS, COD, Amonia, lưu lượng (đầu vào + đầu ra)
  • Camera giám sát vị trí xả thải và tủ quan trắc nước thải tự động
  • Máy lấy mẫu nước thải tự động
  • Bộ lưu điện, báo khói, báo cháy...
  • Datalogger truyền nhận dữ liệu về Sở TN&MT
  • Hiệu chuẩn, kiểm định và RA test
NÂNG CẤP, MỞ RỘNG TRẠM QUAN TRẮC ĐỂ ĐÁP ỨNG NGHỊ ĐỊNH 40/2019/NĐ-CP
  • Trạm quan trắc nước thải đã lắp đặt trước ngày 1/7/2019
  • Bổ sung thiết bị quan trắc Amonia và lưu lượng nước thải đầu vào...
  • Lắp đặt Camera giám sát (nếu chưa có)
  • Bổ sung Máy lấy mẫu nước thải tự động (nếu chưa có) 
  • Bổ sung Bộ lưu điện, báo khói, báo cháy... (nếu chưa có)
  • Truyền nhận dữ liệu về Sở TN&MT (nếu chưa hoàn thành)
  • Hiệu chuẩn, kiểm định và RA test theo quy định hiện hành
Trên đây là những nội dung có thể giúp bạn tự rà soát tính đáp ứng của trạm quan trắc nước thải tự động. Nếu cần chúng tôi hỗ trợ bạn với những nội dung chi tiết hơn, đừng ngại liên hệ 028 77727979 hoặc email đến info@envimart.vn

Cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi nội dung này.
Trân trọng!

Thứ Tư, 6 tháng 3, 2013

Thiết bị quan trắc nước thải tự động



Thiết bị quan trắc nước thải tự động

Thiết bị quan trắc khí thải online

Thiết bị đo kiểm môi trường online


Công ty chúng tôi chuyên lắp đặt hệ thống/trạm quan trắc nước thải tự động và khí thải tự động công nghiệp. Với kinh nghiệm lâu năm cùng thiết bị chất lượng và giá giả cạnh tranh chắc chắn sẽ làm hài lòng quý khách hàng.

Cùng với quá trình sản xuất là quá trình phát thải vào môi trường những chất gây ô nhiễm môi trường. Quý khách hàng đang tìm một giải pháp quan trắc môi trường với sự tối ưu về chi phí và kỹ thuật. 

Chúng tôi xin hân hạnh hợp tác cùng quý khách.
Hãy liên hệ

Nguyễn Hoàng Lâm

HP: 0945 293 292

Email: envilam@gmail.com

Truy cập website: http://bestlab.vn

Thứ Năm, 17 tháng 11, 2011

Ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng




Các lò gạch thủ công tại quận 9-TPHCM gây ô nhiễm nghiêm trọng nhưng chậm di dời gây bức xúc cho người dân sống gần đó

Ngày 2-4, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chỉ đạo hội nghị trực tuyến toàn quốc đánh giá, kiểm điểm việc thực hiện Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg về xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

Thống kê từ năm 2002, toàn quốc có 4.295 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Quá trình xử lý triệt để số cơ sở này chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1, từ năm 2003-2007, tập trung xử lý 439 cơ sở nặng nề; giai đoạn 2 từ năm 2007- 2012, xử lý các cơ sở còn lại.
Cơ quan chc năng lúng túng
Báo cáo với hội nghị, Bộ Tài nguyên – Môi trường (TN-MT) cho biết đến nay đã xử lý được 338 cơ sở, trong tổng số 439 cơ sở gây ô nhiễm trong giai đoạn 1 (chiếm 77%), trong đó có 35/63 tỉnh, thành xử lý trên 75% cơ sở ô nhiễm. Thời gian xử lý giai đoạn 1 đã phát sinh 548 cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng, đã xử lý được 232 cơ sở (chiếm 42%).
Theo các địa phương, việc thực hiện Quyết định 64 đang gặp rất nhiều khó khăn. Phó Chủ tịch tỉnh Bình Dương, ông Trần Văn Nam, cho rằng các hướng dẫn của bộ, ngành hiện nay chưa rõ ràng, phù hợp dẫn đến tình trạng doanh nghiệp gây ô nhiễm lớn bị lọt lưới, nhiều doanh nghiệp đầu tư hệ thống xử lý chất thải mang tính đối phó.
Trong khi đó, ông Vũ Hồng Khanh, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, cho biết công nghệ sản xuất cũng như xử lý chất thải hiện nay đang là vấn đề “đau đầu” của không chỉ Hà Nội mà còn của cả nước. Rất nhiều doanh nghiệp sử dụng công nghệ lạc hậu, không phù hợp.
Thừa nhận đây là một “khoảng trống” mà nhiều đơn vị đang mong mỏi, ông Bùi Cách Tuyến, Thứ trưởng Bộ TN – MT, đề xuất chuyển đầu mối nghiên cứu công nghệ kỹ thuật xử lý chất thải từ Bộ Khoa học – Công nghệ về Bộ TN – MT vì bộ này “có quá nhiều việc”. Ngoài ra, hội nghị cũng đề cập tình trạng xử lý các doanh nghiệp thuộc bộ, ngành đóng trên địa phương còn “nể nang nhau” hoặc thiếu gắn kết giữa các bộ, ngành với địa phương, thiếu cơ chế phối hợp giữa các địa phương…
Chính vì vậy, các đại biểu cho rằng bên cạnh việc xử phạt các cơ sở gây ô nhiễm, phải xử phạt cả cơ quan chủ quản nếu đó là doanh nghiệp Nhà nước. Ông Vũ Hồng Khanh nhấn mạnh: “Cơ sở nào không hoàn thành xử lý triệt để ô nhiễm phải kiên quyết đóng cửa, nhất là doanh nghiệp Nhà nước càng phải xử lý mạnh để làm gương, như thế mới tạo được hiệu quả”.
Xã hi hóa x lý ô nhim
Theo ông Đỗ Thắng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, ô nhiễm tại các bãi khai thác than rất cao, từ khâu xử lý các bãi thải đến xử lý nước thải trước khi đổ vào đầu nguồn sông, suối… Những hạn chế trong công nghệ khai thác than có yếu tố lịch sử, trong khi kinh phí để cải thiện chỉ từ ngành than thì không đáp ứng được vì vậy rất cần sự hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước.
Vấn đề kinh phí cũng khiến nhiều địa phương trăn trở. Tuy nhiên, bày tỏ quan điểm của Hà Nội, ông Vũ Hồng Khanh cho rằng việc xử lý ô nhiễm là trách nhiệm của các chủ phát tán nguồn thải, vì thế các cơ sở này phải chịu trách nhiệm chính về kinh phí và ngân sách chỉ là hỗ trợ. Thực tế các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội thời gian qua đã chi gần 40 tỉ đồng cho công tác khắc phục hậu quả ô nhiễm.
Đồng ý với quan điểm của Hà Nội, đại diện Bộ Tài chính cho rằng chủ cơ sở phải là người chịu trách nhiệm chính trong việc khắc phục, xử lý ô nhiễm. Song bộ này cũng nêu rõ các quy chế, chính sách hỗ trợ liên quan đến khắc phục, xử lý ô nhiễm đã có và rất “hậu”, từ thuế (doanh nghiệp, nhập khẩu thiết bị…), lãi suất ưu đãi đến hỗ trợ tài sản trên đất (80%)… “Tôi cho rằng các địa phương nên chủ động tìm nguồn xã hội hóa trong công tác xử lý ô nhiễm mà thực tế một số địa phương đã làm được,  thay vì ngồi chờ vốn ngân sách đã chi cho quá nhiều việc” – đại diện Bộ Tài chính nói.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đánh giá việc thực hiện Quyết định 64 đã kéo dài 8 năm là quá lâu. Mục tiêu đến năm 2020 cả nước phấn đấu không còn cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng nhưng nếu không làm kiên quyết sẽ xảy ra tình trạng xử lý hết số doanh nghiệp cũ lại “mọc” thêm các doanh nghiệp ô nhiễm mới.
Vì vậy, Phó Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành địa phương phải xốc vác lại công tác quản lý vì mục tiêu bảo vệ môi trường. Đồng thời cũng giao Bộ TN – MT nhanh chóng hoàn thành các văn bản hướng dẫn cũng như triển khai các kế hoạch thanh, kiểm tra việc thực hiện Quyết định 64, xử phạt thật nặng các cơ sở vi phạm để răn đe.
- – - – - – - – -
60% – 70% khu công nghip không x lý nước thi
Ông Vũ Tiến Lực, Thứ trưởng Bộ Công an, cảnh báo tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, thể hiện qua 6 lĩnh vực: khu công nghiệp, làng nghề, xuất nhập khẩu, y tế,  an toàn vệ sinh  thực phẩm và bảo tồn thiên nhiên. Ông Lực cũng đưa ra những dẫn chứng cụ thể: Đến 60% – 70% trong tổng số 200 khu công nghiệp trong cả nước chưa đầu tư hệ thống xử lý nước thải, chất thải  rắn; 279 làng nghề gây ô nhiễm nghiêm trọng xả thải trực tiếp vào môi trường. Bên cạnh đó, thời gian qua, lực lượng công an đã phát hiện 4.000 tấn ắc-quy chì đã qua sử dụng nhập vào Việt Nam, vi phạm Công ước quốc tế về môi trường…
Ngun: Nguoilaodong Online

Welcome to Thuvienmoitruong.vn


Kính gửi các bạn,
Thuvienmoitruong.vn xin gửi đến các bạn lời chúc sức khỏe và lời cảm ơn chân thành vì sự quan tâm.
Với mong muốn góp chút sức mọn vào công cuộc bảo vệ môi trường và xây dựng một địa chỉ tin cậy cho tất cả mọi người khi cần thông tin liên quan đến lĩnh vực môi trường, Thuvienmoitruong.vn ra đời với mục đích đó!
Với bước đầu xây dựng, chắc hẳn còn nhiều thiếu sót, mong tất cả các bạn thông cảm và đóng góp ý kiến để chúng tôi ngày một hoàn thiện.